Tản mạn về nghề mộc

Không có sử sách nào ghi chép về lịch sử nghề Mộc. Nghề mộc khi xưa đơn giản, việc đục đẽo, chạm khắc cũng theo những hình tượng đặc trưng có sẵn. Nên từng vùng miền có những người thợ mộc, làm nghề để đáp ứng nhu cầu trong vùng hoặc buôn bán. Hãy cùng hocnghemoc.com tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử nghề mộc.

1.Lịch sử nghề mộc

lich su nghe moc

Nghề mộc ở Việt Nam đã ra đời từ xa xưa. Nhiều dân tộc ở vùng núi phía Tây Bắc – Việt Bắc nước ta từ lâu đã ở trong những căn nhà sàn nhỏ bằng gỗ và tre nứa đan ghép. Các dân tộc Tây Nguyên cũng sống trên các loại nhà rông bằng những cây gỗ to nguyên khối và cao lớn. Dân tộc Kinh ở miền trung, miền bắc có kiểu nhà gỗ ba gian với nhiều đồ dùng hàng ngày bằng gỗ như phản gỗ để nằm nghỉ, khung cửi, chày cối, đũa, bát gỗ …
Nghề mộc nước ta bắt đầu tựu hình vào thế kỷ thứ X, bắt đầu từ thời Nhà Đinh(1), sau khi vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân lập nên Nước Đại Cồ Việt.
– Theo sử sách còn ghi lại, ông tổ của Nghề Mộc là Ninh Hữu Hưng. Ninh Hữu Hưng (936 – 1020), quê ở thôn Chi Phong, xã Trường Yên,Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khi Vua Đinh Tiên Hoàng tuyển thợ giỏi về giúp triều đình, ông được Vua giao cho việc xây dựng cung điện trong kinh thành và được phong cho chức Công tượng lục phủ Giám sát tướng quân.
– Đến Nhà Tiền Lê(2), Ninh Hữu Hưng càng được trọng dụng. Một lần nhà vua Lê Đại Hành đi qua vùng Cái Nành (Nam Định ngày nay), Vua đã cho ông ở lại đất này. Từ đó, Ninh Hữu Hưng đem con cháu tới đây an cư lạc nghiệp. Ngày nay, vùng đất này là thôn La Xuyên, của xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, Nam Định. Ninh Hữu Hưng còn là ông tổ của Nghề chạm khắc gỗ, khảm xà cừ, khảm trai lên đồ gỗ.

2. Làm nghề mộc có giàu không?

lam tho moc co giau khong

Đoàn Nguyên Đức có biệt danh là Bầu Đức (sinh 1962), quê quán tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là người Việt nổi tiếng như là một “ông bầu” trong làng bóng đá và là một doanh nhân thành đạt qua thương hiệu nổi tiếng Hoàng Anh – Gia Lai. Năm 2011, ông được Wall Street Journal đánh giá là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á.
Đoàn Nguyên Đức khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Sau đó, ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác.

Năm 1993, ông thành lập xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku. Đến năm 2006, nó trở thành Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai với nhiều lĩnh vực kinh doanh như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc và bóng đá. Công ty bắt đầu niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vào năm 2008 với mã HAG.Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2010 tổng vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt 22.524,09 tỷ đồng.

Ông là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008

3. Thợ mộc ngày nay khác xưa như thế nào?

Thợ mộc là một cách gọi dân dã của những người làm nghề mộc nhỏ lẻ trong gia đình và các xưởng sản xuất thủ công. Ngày nay, những nhà máy sản xuất và chế biến đồ gỗ nói chung thì những thợ mộc làm việc tại đó được gọi là công nhân mộc.

Một trong những trường đào tạo ngành này ởViệt Nam là Trường Đại học Lâm nghiệp, trong đó có ngành (khoa) Chế biến lâm sản

Dụng cụ của thợ mộc để thực hiện quá trình gia công gỗ gồm:

dụng cụ cơ bản (bào, cưa, đục, thước thợ, búa, kìm, vv.);
dụng cụ cắt bằng máy (cưa dây, cưa đĩa, cưa vòng, dụng cụ tách lớp gỗ);
dao phay phẳng bề mặt gỗ (phay bảng, thanh nẹp, khối lăng trụ);
mũi khoan máy (có bốn hoặc ba lưỡi cắt, có bậc để cắt lỗ định hình);
dao phay gỗ (phay rãnh, phay lỗ);
dao phay các profin cong gồm các loại như dao phay ngón, đầu phay, đĩa cắt, dao tiện gỗ, bánh mài, ngoài ra còn có các dụng cụ để làm sạch, đánh bóng, quét màu.

By | 2015-08-15T15:39:10+00:00 July 31st, 2015|Kiến thức nghề mộc|