Gỗ Pơ Mu xài có tốt không?

Một bạn ở Yên Bái có đặt câu hỏi như sau: gỗ Pơ Mu xài có tốt không? Em thấy ở đây người ta thồ gỗ Pơ Mu bằng ngựa rất nhiều. www.hocnghemoc.com xin trả lời như sau:
Gỗ Pơ mu là 1 họ thông nhưng theo đánh giá của người tiêu dùng thì cao cấp hơn thông rất nhiều.
Gỗ Pơ-mu có vân đẹp,màu vàng trắng, trọng lượng nhẹ, thơm. Gỗ khá mềm so với các lọai gỗ khác.
Gỗ Pơmu thường dùng tạc tượng mỹ nghệ (mấy tượng Phật Di lặc bụng bự, có vân đồng tâm rất đẹp ngay gữa bụng đó), dùng trong nội thất như giường, tủ, bàn ghế…
go po mu yen bai
Cũng giống như các loại gỗ có dầu khác, gỗ Pơmu khi mới có màu rất sáng như gỗ thông, nhưng qua thời gian sẽ bị xỉn màu, ngả vàng.
Ở dưới xuôi gỗ Pơ mu khá đắt tiền, nhưng trên miền núi cao pơ mu nhiều đến nỗi họ dùng làm hàng rào, chụm lửa (đốt lò)
Trong SG, các nhà làm tủ bếp ngoài cá loại gỗ thông thường còn làm tủ bếp bằng gỗ Pơmu, màu nó sáng đẹp và vân còn đẹp hơn. Ở Q7, mình thấy có 1 nhà chuyên làm hàng Pơmu, bàn ghế, giường tủ… đủ cả, chạm trổ cũng khá đẹp
Một số thông tin về cây Pơ Mu trên wiki:
Mô tả:
Cây gỗ to, có tán hình tháp, thường xanh, cao 25 -30 m hay hơn, đường kính thân tới hơn 1m. Thân thẳng, không có bạnh gốc. Vỏ thân màu xám nâu, bong thành mảng khi non, sau nứt dọc, mùi thơm. Lá hình vảy, xếp thành 4 dãy. Ở cành non hoặc cành dinh dưỡng, lá lưng bụng ngắn và hẹp hơn hai lá bên, dài đến 7mm, rộng đến 4mm, có đầu nhọn dựng đứng; ở cành già hay cành mang nón, lá hình vảy nhỏ hơn (dưới 1mm), có mũi nhọn cong vào trong. Nón đơn tính cùng gốc; nón đực hình trứng hay hình bầu dục, dài 1cm, mọc ở nách lá; nón cái gần hình cầu, đường kính 1,6 – 2,2 cm, mọc ở đỉnh một cành ngắn, khi chín tách thành 5 – 8 đôi vảy màu nâu đỏ, hoá gỗ, hình khiên, đỉnh hình tam giác, lõm giữa và có mũi nhọn. Mỗi vảy hữu thụ mang 2 hạt có 2 cánh không bằng nhau

Đặc tính sinh học

Cây tái sinh ít bằng hạt trong bóng râm có lớp đất mặt sâu, ẩm, không có khả năng tái sinh bằng chồi

Đặc điểm sinh thái:
Cây mọc ở độ cao 900 – 2500 m, tập trung nhiều ở 950 – 1500 m, trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi, thường hỗn giao với một số loài cây lá rộng, lá kim khác như sồi cau (Lithocarpus fenestrata), hồi núi (Illicium griffithii), đỗ quyên (Rhododendron simsii), kim giao (Nageia fleuryi), thông nàng (Podocarpus imbricatus), …, trên đất mùn màu vàng xám, phong hoá từ đá granít có tầng dày thay đổi, thành phần cơ giới nhẹ. Trên các dông núi thường gặp các giải rừng hẹp thuần loại pơ mu
Phân bố
Địa danh Việt Nam:
Vùng Bắc Trung bộ: Hương Sơn (Hà Tĩnh); Quế Phong (Nghệ An); Quỳ Châu (Nghệ An); Thanh Chương (Nghệ An); Thừa Thiên Huế
Vùng Đông Bắc: Đồng Văn (Hà Giang); Hoàng Su Phì (Hà Giang); Mường Khương (Lào Cai); Sapa (Lào Cai)
Vùng Đông Nam bộ: Lạc Dương (Lâm Đồng)
Vùng duyên hải Nam Trung bộ: Nha Trang (Khánh Hoà)
Vùng Tây Bắc: Bắc Yên (Sơn La); Mai Châu (Hoà Bình); Phong Thổ (Lai Châu); Tủa Chùa (Lai Châu); Tuần Giáo (Lai Châu)
Vùng Tây Nguyên: Gia Lai; Kon Plông (Kon Tum); Krông Bông (Đắk Lắk)
Khu bảo tồn:

Giá trị:
Gỗ tốt, có thớ mịn, thơm và không bị mối mọt. Trước kia gỗ pơ mu thường được dùng đóng quan tài. Người Lào, Dao và Mông thường xẻ ván lợp nhà, làm vách. Than pơ mu cho nhiệt lượng cao. Gỗ rễ dùng chưng cất tinh dầu để làm hương liệu và làm thuốc

Tình trạng hiện nay:
Biết không chính xác (K). Do gỗ quí và rễ có tinh dầu giá trị cao nên cây bị khai thác mạnh. Hiện nay chỉ còn gặp rải rác ở nơi xa dân hoặc trên đỉnh và đường đỉnh núi hiểm trở. Tái sinh kém, sinh trưởng chậm nên số lượng giảm nhanh chóng

Mức độ đe doạ: K ( Sách đỏ Việt Nam)
Danh sách đỏ IUCN, 2000: LR/nt

Biện pháp bảo vệ
Bảo vệ nguyên vẹn các khu rừng cấm. Cần khai thác có kế hoạch nguồn gỗ pơ mu còn lại và gấp rút đưa trồng rộng rãi để tạo nguồn nguyên liệu dồi dào và chắc chắn

By | 2015-08-15T15:38:04+00:00 August 15th, 2015|Kiến thức nghề mộc|